Trang

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2007

Hệ số can chi và lục thập hoa giáp

Hệ số can chi:



Hệ số quan trọng nhất trong lịch pháp phương Đông là hệ số 10 (thập can), hệ số 12 thập nhị chi, hệ số 60 tức lục thập hoa giáp, 6 chu kỳ hàng chi kết hợp với 10 chu kỳ hàng can 6x10=60 (lục giáp).



Thập can( tức là 10 thiên can): theo thứ tự:



1 - Giáp


2 - Ất


3 - Bính


4 - Đinh


5 - Mậu

6 - Kỷ


7 - Canh


8 - Tân


9 - Nhâm


10 - Quý



Thập nhị chi (12 địa chi): theo thứ tự:





1 - Tý


2 - Sửu


3 - Dần


4 - Mão


5 - Thìn


6 - Tỵ

7 - Ngọ


8 - Mùi


9 - Thân


10 - Dậu


11 - Tuất


12 - Hợi



Can chi nào là số lẻ là dương, can chi nào là số chẵn là âm. Dương can chỉ kết hợp với dương chi, âm can chỉ kết hợp với âm chi.



Sự kết hợp hàng can với ngũ hành và tứ phương



Giáp


: Dương mộc


Phương Đông

Ất


: Âm mộc


Phương Đông

Bính


: Dương hoả


Phương Nam

Đinh


: Âm Hoả


Phương Nam

Mậu


: Dương Thổ


Trung ương

Kỷ


: Âm thổ


Trung ương

Canh


: Dương Kim


Phương Tây

Tân


: Âm Kim


Phương Tây

Nhâm


: Dương Thuỷ


Phương Bắc

Quý


: Âm Thuỷ


Phương Bắc



Sự kết hợp hàng chi với ngũ hành và tứ phương:



Hợi


: Âm Thuỷ


Phương Bắc




: Dương Thuỷ


Phương Bắc

Dần


: Dương mộc


Phương Đông

Mão


: Âm mộc


Phương Đông

Ngọ


: Dương hoả


Phương Nam

Tỵ


: Âm Hoả


Phương Nam

Thân


: Dương Kim


Phương Tây

Dậu


: Âm Kim


Phương Tây

Sửu


: Âm thổ


Phân bố đều bốn phương

Thìn


: Dương Thổ


Phân bố đều bốn phương

Mùi


: Âm thổ


Phân bố đều bốn phương

Tuất


: Dương Thổ


Phân bố đều bốn phương



Can chi tương hình, tương xung, tương hại, tương hoá, tương hợp;



Tương hình(xấu) (chỉ tính hàng chi):



Trong 12 chi có 8 chi nằm trong 3 loại chống đối nhau:



1.Tý và Mão Chống nhau

2. Dần, Tỵ và Thân Chống nhau

3. Sửu, Mùi và Tuất Chống nhau



Và hai loại tự hình: Thìn chống thìn, Ngọ chống Ngọ (chỉ có Dậu và Hợi là không chống ai)



Tương xung (xấu) hàng can có 4 cặp tương xung (gọi là tứ xung).



Giáp (Phương Đông) xung với Canh (Phương Tây) đều Dương



Ất (Phương Đông) xung với Tân (Phương Tây) đều Âm.

Bính (Phương Nam) xung với Nhâm(Phương Bắc) đều Dương.

Đinh (Phương Nam) xung với Quý (Phương Bắc) đều Âm.



Hàng chi có 6 cặp tương xung (gọi là lục xung):



1 - Tý xung


7 - Ngọ (đều Dương và Thuỷ Hoả xung khắc)

2 - Sửu xung


8 - Mùi (đều Âm)

3 - Dần xung


9 - Thân (đều Dương và Kim Mộc xung khắc)

4 - Mão xung


10 - Dậu (đều Âm và Kim mộc xung khắc)

5 - Thìn xung


11 -Tuất (đều Dương)

6 - Tỵ xung


12 - Hợi (đều Âm và Thuỷ Hoả xung khắc)



* Phương Đông Tây Nam Bắc đối nhau.
* Khí tiết nóng lạnh khác nhau.



o Tương hại (xấu) có 6 cặp hàng chi hại nhau:



1. Tý - Mùi
2. Sửu – Ngọ
3. Dần - Tỵ

4. Mão - Thìn
5. Thân - Hợi
6. Dậu - Tuất



o Tương hoá (tốt) theo hàng can có 5 cặp tương hoá (đối xứng nhau).



1. Giáp-Kỷ hoá Thổ (âm dương điều hoà).

2. Ất-Canh hoá Kim (âm dương điều hoà).

3. Bính-Tân hoá Thuỷ (âm dương điều hoà).

4. Đinh-Nhâm hoá Mộc (âm dương điều hoà).

5. Mậu-Quý hoá Hoả (âm dương điều hoà).



Tuy phương đối nhau nhưng một âm một dương, âm dương điều hoà trở thành tương hoá, hoá để hợp.



o Tương hoá (tốt): Trong 12 chi có hai loại: lục hợp và tam hợp.



Lục hợp:



Tý và Sửu hợp Thổ.

Dần và Hợi hợp Mộc.

Mão và Tuất hợp Hoả.

Thìn và Dậu hợp Kim.

Thân và Tỵ hợp Thuỷ.

Ngọ và Mùi : thái dương hợp thái âm.



Thuyết “ Tam mệnh thông hội” giải thích rằng: hễ hoà hợp, âm dương tương hoà, thì khí âm khí dương hợp nhau. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là 6 dương chi gặp Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi 6 âm chi. Một âm một dương hoà hợp với nhau.



Tam hợp có 4 nhóm : cách 3



1. Thân Tý, Thìn hợp Thuỷ.

2. Hợi, mão, Mùi hợp mộc.

3. Dần, Ngọ, Tuất hợp Hoả.

4. Tỵ, Dậu, Sửu hợp Kim.

Không có nhận xét nào: