Trang

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2007

Dương lịch

Các ngày sử dụng trong dương lịch

Dương lịch gắn mỗi ngày tháng cụ thể cho từng ngày mặt trời. Một ngày có thể là chu kỳ giữa bình minh và hoàng hôn, với chu kỳ kế tiếp là đêm, hoặc nó có thể là chu kỳ của hai sự kiện giống nhau và kế tiếp nhau, chẳng hạn hai hoàng hôn kế tiếp. Độ dài khoảng thời gian kế tiếp nhau của hai sự kiện như vậy có thể cho phép thay đổi chút ít trong suốt cả năm, hoặc nó có thể là trung bình của ngày mặt trời trung bình. Các dạng khác của lịch có thể sử dụng ngày mặt trời.

Các lịch Julius và Gregory

Dưới thời Cộng hòa La Mã, dương lịch Julius đã được chấp thuận. Số ngày trong tháng của nó là dài hơn so với chu kỳ của Mặt Trăng, vì thế nó không thuận tiện để theo dõi các pha của Mặt Trăng, nhưng nó là đủ tốt để theo dõi thay đổi của các mùa. Mỗi năm trong lịch có 365 ngày, ngoại trừ mỗi năm thứ tư là năm nhuận có 366 ngày. Vì thế năm trung bình của lịch này là 365,25 ngày.

Không may là năm chí tuyến Trái Đất là nhỏ hơn một chút so với 365,25 ngày (nó xấp xỉ 365,2422 ngày), vì thế lịch này mặc dù chậm nhưng cũng lệch dần với sự đồng bộ theo mùa. Vì lý do này, sau này lịch Gregory đã được chấp thuận bởi phần lớn các quốc gia ở phương Tây, bắt đầu từ năm 1582, và từ đó nó đã trở thành lịch phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới. Đáng chú ý là đế chế Nga đã từ chối thay đổi từ lịch Julius sang lịch Gregory cho đến tận cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, khi những người bôn sê vích đã chuyển sang sử dụng lịch Gregory. Vì thế, ngày tháng trong lịch sử Nga hoặc được ghi cả hai số liệu của hai loại lịch này hoặc được ghi chú rõ là theo lịch nào để tránh nhầm lẫn.

Cải cách trong tương lai

Có nhiều đề nghị cải cách lịch, chẳng hạn như lịch thế giới hay lịch cố định quốc tế (lịch vĩnh viễn quốc tế). Liên hiệp quốc đã cân nhắc đến việc xem xét các loại lịch cải cách này trong những năm thập niên 1950, nhưng các đề nghị này đã đánh mất phần lớn sự phổ biến của chúng.

Không có nhận xét nào: